Cloramin B khử khuẩn phòng bệnh tay chân miệng ở trường mầm non
- By Linh Nguyen
- 09 Sep, 2024
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay thì ngoài khẩu trang, cồn sát khuẩn, quần áo bảo hộ y tế ra thì Cloramin B cũng là một cái tên được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Cloramin B thường được nhắc đến trong thời gian gần đây như một loại dung dịch có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng, được sử dụng hầu hết trong các hoạt động khử khuẩn để ngừa COVID-19 hiện nay. Vậy Cloramin B là gì? Cloramin B là hóa chất được Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam khuyên dùng cho sát khuẩn ở trong cả gia đình, bệnh viện và các nơi công cộng. Hóa chất Cloramin B có thành phần chính là Sodium Benzensulfochleramin với hàm lượng clo hoạt tính chiếm khoảng 25% (có công thức hoá học là C6H5SO2NClNa.3H2O). Sở dĩ Cloramin B có khả năng khử trùng mạnh là nhờ chúng có chứa rất nhiều Cl+ hoạt động với đặc tính oxy hóa mạnh, chính tính chất này giúp tiêu diệt một cách hoàn toàn và hiệu quả các tế bào vi khuẩn, nấm, đặc biệt là đối với các chủng có khả năng gây bệnh và phòng chống lây lan của dịch COVID-19 ra cộng đồng. Cloramin B có hai dạng trên thị trường, đó là Cloramin B dạng bột và Cloramin B 0.25mg dạng viên. • Cloramin B dạng bột: thường dùng loại này để pha dung dịch phun khử khuẩn môi trường, khử khuẩn bề mặt. • Cloramin B dạng viên nén: thường được sử dụng để khử khuẩn nguồn nước. Tùy theo mục đích sử dụng mà mọi người chọn các thành phẩm khác nhau.
2. Cloramin B có tác dụng gì ?
• Khử trùng bề mặt: Nhờ vào hoạt tính kháng khuẩn, khánh virus mạnh mà hiện nay Cloramin B được sử dụng làm chất khử trùng sát khuẩn bề mặt tại chỗ để phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. • Cloramin B có công dụng chính là diệt khuẩn, có khả năng tiêu diệt đến 99,9% vi khuẩn trên diện rộng, nấm,virus,… mang lại cho bạn một không gian sống an toàn, bảo vệ cho bản thân và gia đình. Tác dụng này nhờ vào Clo hoạt tính ( Cl+ ) trong Cloramin Bvới hàm lượng khoảng 250 – 290g trong 1kg. Clo hoạt tính rất dễ phản ứng với các hợp chất hữu cơ giúp diệt các loại vi khuẩn. • Làm sạch nguồn nước: Cloramin B cũng là loại hóa chất được ứng dụng trong hoạt động khử trùng nước. Đặc biệt đối với các khu vực đang phải chịu những tác động tiêu cực từ thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán,… • Làm dung dịch khử trùng y tế: Cloramin B khử khuẩn còn được sử dụng làm nguyên liệu để pha nước rửa tay khử trùng, sát khuẩn; tẩy ố và làm sạch sàn nhà; sát khuẩn các dụng cụ y tế…
3. Biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng theo Bộ Y tế
image: “images/blog/Cloramin-B-khử-khuẩn-phòng-bệnh-tay-chân-miệng-ở-trường-mầm-non 1.png”
4. Nồng độ Cloramin B khử khuẩn phòng bệnh tay chân miệng thường dùng trong môi trường mầm non Hiện tại, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị. Do đó, các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh cá nhân. Vệ sinh môi trường nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh vẫn là biện pháp tối ưu nhất. Theo Sở Y tế Cà Mau. Bệnh thường xuất hiện quanh năm và tập trung nhiều nhất vào tháng 9 trở đi. Vì đây là thời điểm bắt đầu năm học mới. Dịch bệnh tay chân miệng có khả năng bùng phát rất cao. Cho nên công tác phòng chống được tất cả các trường quan tâm và chú trọng thực hiện. Bác sĩ Lê Ngọc Định, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết.: Bệnh tay chân miệng thường tập trung ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ 3 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Do đó, ngành Y tế địa phương cần phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục – Đào tạo trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng bệnh cho giáo viên và phụ huynh tại các điểm trường mầm non. Tích cực truyền thông công tác rửa tay bằng xà phòng. Vì đây là biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Để phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả. Các trường học cần vệ sinh, lau chùi thường xuyên toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa. Đồ chơi của trẻ phải được khử khuẩn bằng cách ngâm với Cloramin B, rửa sạch và phơi nắng các vật dụng sinh hoạt cá nhân của trẻ…
5. Cách pha Cloramin B khử khuẩn phòng bệnh tay chân miệng ở trường mầm non
a) Công thức pha Cloramin B để khử khuẩn Để tránh trường hợp Cloramin B gây ngộ độc cho người sử dụng, chúng ta cần hiểu rõ công thức để pha Cloramin B. Tuỳ vào từng mục đích sử dụng sẽ có nồng độ Cloramin B thích hợp, các bạn cần đặc biệt lưu ý. Công thức để tính lượng Cloramin B mà bạn cần phải pha khi biết rõ nồng độ theo Bộ Y tế như sau:
Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha: Tùy thuộc vào mục đích khử khuẩn và theo nồng độ khuyến cáo của Bộ y tế. Ví dụ : Để có thể pha được 10 lít dung dịch khử khuẩn Cloramin B 25% với nồng độ clo đạt chuẩn 0.5% thì cách tính sẽ là: (0,5×10/25)x1000=200 gam. Với cách tính này bạn chỉ cần lấy 200 gam hóa chất khử trùng Cloramin B đem hòa cùng với 10 lít nước là có được 10 lít dung dịch khử khuẩn 0.5% để dùng. Bảng pha hóa chất áp dụng cho Clorramin B 25% (thường hay sử dụng)
Xử lý hàng ngày, trong 10 ngày liên tiếp kể từ ca khởi bệnh cuối cùng. Một muỗng ăn cơm gạt: tương đương 10 gam Clorramin B. Một muỗng cà phê gạt: tương đương 4 gam Clorramin B.
b) Cách pha Cloramin B khử khuẩn phòng bệnh tay chân miệng ở trường mầm non Vệ sinh hàng ngày đồ chơi mà trẻ tiếp xúc: Sử dụng Cloramin B nồng độ 0.05% để ngâm đồ chơi, vật dụng, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ hàng ngày. Khử khuẩn hàng tuần (trường hợp không có trẻ bệnh): Sử dụng Cloramin B nồng độ 0.1% để khử trùng đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ. Khử khuẩn hàng ngày (trường hợp có trẻ bị bệnh): Sử dụng Cloramin B nồng độ 0.5%. Tiến hành khử khuẩn hàng ngày trong vòng 10 đến 15 ngày. Đối với vật dụng, đồ chơi của trẻ bị bệnh phải tiến hành khử khuẩn ngay sau khi trẻ vừa chơi hoặc sử dụng xong. Các bước khử khuẩn bề mặt, đồ chơi, vật dụng: Bước 1: Lau sạch, rửa sạch bụi, chất bẩn trên bề mặt các vật dụng trẻ thường tiếp xúc, sinh hoạt, ngủ, sàn nhà trước khi khử khuẩn. Bước 2: Pha dung dịch khử khuẩn đúng nồng độ. Lau sàn nhà, vật dụng, ngâm đồ chơi trong dung dịch khử khuẩn đã pha trong 20 – 30 phút. Bước 3: : Lau lại bằng nước sạch và lau khô. Đối với đồ chơi trẻ em thì rửa lại bằng nước sạch và phơi khô trước khi sử dụng. Lưu ý: Khi thấy dung dịch khử khuẩn hay nước đục màu thì nên thay nước. Không nên tận dụng dung dịch đã dùng khử khuẩn đồ chơi. Vật dụng để lau nhà vì dung dịch lúc này không còn đủ tác dụng khử khuẩn nữa. Các dung dịch khử trùng có Clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian. Cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa Clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng trực tiếp. Hóa chất phải được bảo quản cẩn thận. Xem kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tránh xa tầm tay trẻ em. Tham khảo: TYT phường Tam Phú